31 tháng 3, 2011

Hậu sản là gì?

Nhiều chị em cho rằng “hậu sản”, “sản hậu” hay “bệnh sản hậu”… là một loại bệnh rất nguy hiểm của phụ nữ sau khi sinh. Vậy thực chất “hậu sản” là gì?

Theo dân gian, người ta coi hậu sản là thời kì 3 tháng sau khi sinh còn Y học hiện đại quan niệm hậu sản là giai đoạn 6 tuần (42 ngày) kể từ ngày sinh.
Tại sao lại có quy định về thời gian như vậy? Vì khi mang thai, các cơ quan sinh dục của người phụ nữ phát triển để thích nghi với việc có em bé. 6 tuần sau khi sinh là khoảng thời gian các cơ quan sinh dục (ngoại trừ vú vẫn phát triển để nuôi con) dần trở lại bình thường như trước khi sinh.
Như vậy bất kì phụ nữ nào sau khi sinh cũng bước vào thời kì hậu sản. Tuy nhiên, việc em bé chào đời là một biến động lớn về cả thể chất lẫn tâm lý đối với người mẹ. Nên trong giai đoạn này, phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt, nếu không rất dễ mắc một số bệnh lý được gọi là bệnh hậu sản (bệnh mắc phải trong thời kì hậu sản).
Trong giai đoạn hậu sản, người mẹ thường gặp phải một số hiện tượng đặc biệt gọi là hậu sản thường. Nếu gặp phải những hiện tượng sau khi vừa sinh xong, chị em không nên quá lo lắng:
- Cơn đau tử cung: Vì trong tử cung vẫn còn máu cục, sản dịch… nên thỉnh thoảng tử cung có những cơn co bóp mạnh để tống các chất dư thừa ra ngoài gây nên những cơn đau tử cung. Ở người con so thường ít gặp vì chất lượng tử cung còn tốt. Các cơn đau tử cung thường gặp ở người con rạ, càng đẻ nhiều lần càng đau vì chất lượng cơ tử cung yếu dần, tử cung càng cần phải co bóp mạnh hơn những lần trước để đẩy máu cục và sản dịch ra ngoài. Đôi khi các cơn đau tử cung này cần dùng thuốc giảm đau vì cường độ quá mạnh. Ở một số sản phụ, các cơn đau này có thể kéo dài nhiều ngày. Các cơn đau tử cung đặc biệt cũng có thể gặp khi cho trẻ bú, do oxytocin được giải phóng ra nhiều. Thông thường các cơn đau giảm dần về cường độ và sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn vào ngày thứ 3 sau đẻ.
- Sản dịch: là dịch tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu tiên của thời kỳ hậu sản. Sản dịch bao gồm máu cục và máu loãng chảy từ niêm mạc tử cung nhất là từ vùng rau bám, các mảnh ngoại sản mạc, các sản bào, các tế bào biểu mô cổ tử cung và âm đạo bị thoái hóa và bong ra. Trong 3 ngày đầu, sản dịch gồm toàn máu loãng và máu cục nhỏ nên có màu đỏ sẫm. Từ ngày thứ 4 đến 8, sản dịch loãng hơn, chỉ còn là một chất nhầy có lẫn ít máu nên có màu lờ lờ máu cá. Từ ngày 9 trở đi sản dịch không có máu chỉ là một dịch trong hoặc trắng chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử... Hiện tượng này kéo dài 2-3 tuần nữa.
Bình thường sản dịch không bao giờ có mủ nhưng khi chảy qua âm đạo, âm hộ, sản dịch mất tính chất vô khuẩn và có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn… Sản dịch có mùi tanh nồng, độ pH kiềm. Nếu bị nhiễm khuẩn sẽ có mùi hôi.
Ở người con so, cho con bú, sản dịch sẽ hết nhanh hơn do tử cung co hồi nhanh hơn. Ở người mổ đẻ, sản dịch thường ít hơn so với người đẻ thường. Nếu sản dịch ra nhiều, kéo dài hoặc đã hết huyết đỏ sẫm, lại ra máu tái lần cần phải theo dõi sót rau khi đẻ. Trên lâm sàng, 3 tuần lễ sau đẻ ở một số sản phụ có thể ra một ít máu qua đường âm đạo, đó là hiện tượng thấy kinh non do niêm mạc tử cung phục hồi sớm.
- Hiện tượng xuống sữa: Trong thời kỳ mang thai, người mẹ có thể đã có sữa non. Sau khi sinh, sự xuống sữa xuất hiện sau một vài ngày, đối với con rạ là ngày 2-3, con so là ngày 3-4. Khi xuống sữa, sản phụ thấy người khó chịu, sốt nhẹ (≤ 380C), hai vú căng tức và rắn chắc, mạch hơi nhanh. Các hiện tượng này mất đi sau khi sữa được tiết ra. Nếu khi sữa đã xuống rồi mà vẫn còn sốt, phải đề phòng nhiễm khuẩn ở tử cung hay ở vú.
Sữa được tiết ra trong 3 ngày đầu sau đẻ, có màu vàng chanh, chứa nhiều muối khoáng và protein (globulin và kháng thể), ít đường và mỡ. Sữa non phù hợp với sự tiêu hóa của trẻ sơ sinh trong những ngày đầu, về sau sữa tiết ra sẽ đặc hơn, ngọt hơn, đó là sữa mẹ bình thường.
- Một số hiện tượng khác: Sản phụ mới sinh xong thường thở chậm và sâu hơn. Một số sản phụ ngay sau khi sinh có thể lên cơn rét run, đó là cơn rét run sinh lý. Đặc điểm của cơn rét run sinh lý là mạch, nhiệt độ, huyết áp vẫn bình thường. Cần phân biệt rét run sinh lý với rét run do choáng mất máu. Trong choáng mất máu, còn có sự thay đổi về mạch, huyết áp, vã mồ hôi, các chi lạnh. Sau khi sinh, sản phụ có thể sụt 3-5 kg do sự bài tiết mồ hôi, nước tiểu, sản dịch…
Nếu không cho con bú, 6 tuần lễ sau khi sinh chị em có thể có lại kinh lần đầu tiên, và đó cũng là dấu hiệu chấm dứt thời kỳ hậu sản. Kỳ kinh nguyệt đầu thường kéo dài hơn các kỳ kinh bình thường.
________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com


30 tháng 3, 2011

SẢN HẬU PHÁT SỐT

Đàn bà sau khi sinh phát sốt gọi là ‘Sản Hậu Phát Nhiệt’.

Tương đương chứng Nhiễm khuẩn hậu sản của YHHĐ.

Nguyên Nhân

Dựa theo lâm sàng, có thể chia làm 6 loại:

. Sốt do Ngoại cảm.

. Sốt do Thương thực.

. Sốt do Ứ huyết.

. Sốt do Huyết hư.

. Sốt do Lao lực.

. Sốt do Viêm tuyến vú.

Sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Nguyên nhân của sản hậu phát sốt không phải chỉ do ăn uống thái quá gây nên nôn mửa, muốn nôn là chứng phát sốt do thương thực. Nếu lao động quá sớm, cảm phong hàn đó là sốt do ngoại cảm. Nếu sản dịch không ra được, ứ huyết dừng lại đó là sốt do ứ huyết. Nếu huyết bị mất nhiều, âm huyết không đủ, đó là sốt do huyết hư. Có khi do sinh đẻ, sức khỏe bị tổn thương nên bị sốt, hoặc sau khi sinh sữa cương lên cũng gây nên sốt”.

Điều Trị

Nếu sốt do ngoại cảm, nếu dùng thuốc bồi dưỡng khí huyết thì nên thêm thuốc giải biểu để hỗ trợ. Sốt do thương thực, dùng bài Tứ Quân Tử Thang hợp với những vị thuốc có tác dụng tiêu đạo. Sốt do huyết hư, nên bổ huyết là chính, nếu dùng loại thuốc hàn lương sẽ có thể gây hại. Sốt do huyết ứ, cần hành huyết, khứ ứ. Sốt do lao nhọc nên đại bổ khí huyết thì nhiệt mới bớt. Sốt do cương sữa thì phải làm cho sữa thông đi thì sẽ hết nóng, lạnh. Nếu đang điều trị chứng sốt mà bụng đầy trướng, đau, táo bón, kèm các chứng thực nhiệt, dùng bài Hoàng Long Thang.

Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:

+ Cảm Nhiễm Tà Độc: Sau khi sinh, phát sốt, ớn lạnh, hoặc sốt cao, rét run, bụng dưới đau, không thích ấn, sản dịch lúc đầu ra nhiều sau ít dần, mầu đỏ tối hoặc như mủ, có mùi hôi, tâm phiền không yên, tiểu ít, nước tiểu đỏ, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mà khô, mạch Sác có lực.

Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, hóa ứ. Dùng bài Giải Độc Hoạt Huyết Thang (Y Lâm Cải Thác): Liên kiều, Cát căn, Sài hồ, Chỉ xác, Đương quy, Xích thược, Sinh địa, Hồng hoa, Cam thảo. Thêm Ngân hoa, Hoàng cầm.

(Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Cát căn, Sài hồ, Cam thảo thanh nhiệt, giải độc; Sinh địa, Xích thược lương huyết, giải độc; Hợp với Đương quy để hòa huyết; Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết, hành ứ; Chỉ xác lý khí, hành trệ).

Nếu sốt cao không bớt, ra nhiều mồ hôi, phiền khát muốn uống, mạch Hư Đại mà Sác, đó là chứng nhiệt thịnh, tân dịch bị tổ thương. Dùng phép thanh nhiệt trừ phiền, ích khí sinh tân. Dùng bài Bạch Hổ Nhân Sâm Thang (Thương Hàn Luận): Thạch cao, Tri mẫu, Ngạnh mễ, Nhân sâm, Cam thảo.

Sốt cao không bớt, phiền khát muốn uống, táo bón, sản dịch không thông, mùi hôi như mủ, bụng dưới đau, không thích ấn, bụng đầy trướng, đau, tinh thần mệt mỏi, nói sảng, lưỡi đỏ tối, rêu lưỡi vàng khô. Đó là nhiệt kết ở phần lý. Dùng bài Đại Hoàng Đơn Bì Thang.

Nếu lúc nóng lúc lạnh thêm Sài hồ, Hoàng cầm để hòa giải Thiếu dương.

Nếu sốt cao, ra mồ hôi, tâm phiền không yên, nổi ban, lưỡi đỏ rực, rêu lưỡi ít hoặc hóa thành mầu xanh, mạch Huyền, Tế, Sác, đó là nhiệt nhập vào phần doanh. Dùng phép thanh doanh, giải độc, tán ứ, tả nhiệt. Dùng bài Thanh Doanh Thang (Ôn Bệnh Điều Biện): Huyền sâm, Mạch môn, Sinh địa, Kim ngân hoa, Liên kiều, Trúc diệp tâm, Đan sâm, Hoàng liên, Thủy ngưu giác.

Nếu sốt cao không bớt, tinh thần mê mệt, nói sàm, nên phối hợp dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn (Ôn Bệnh Điều Biện), hoặc Tử Tuyết Đơn (Cục Phương).

+ Ngoại Cảm: Sinh xong phát sốt, sợ lạnh, đầu đau, cơ thể đau, mũi nghẹt, sổ mũi, ho, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Phù Khẩn.

Điều trị: Dưỡng huyết, khứ phong, tán hàn, giải biểu. Dùng bài Kinh Phòng Tứ Vật Thang (Y Tông Kim Giám): Kinh giới, Phòng phong, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Địa hoàng. Thêm Tô diệp.

(Bài Tứ Vật [Khung, Quy, Thục, Thược] dưỡng huyết, phù chính; Kinh giới, Phòng phong, Tô diệp khứ phong, tán hàn, giải biểu).

Nếu cảm phong nhiệt: Sốt, hơi sợ gió lạnh, đầu đau, cơ thể đau, họng sưng đau, khát, ho, đờm vàng, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Phù Sác.

Điều trị: Tân lương giải biểu. Dùng bài Ngân Kiều Tán (Ôn Bệnh Điều Biện): Kim ngân hoa, Liên kiều, Trúc diệp, Kinh giới huệ, Bạc hà, Ngưu bàng tử, Cát cánh, Đạm đậu xị, Cam thảo, Lô căn.

Nếu cảm thử nhiệt: Sốt, ra nhiều mồ hôi, khát, tâm phiền, mỏi mệt không có sức, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Hư Sác.

Điều trị: Thanh thư, ích khí, dưỡng âm, sinh tân. Dùng bài Thanh Thử Ích Khí Thang (Ôn Nhiệt Kinh Vĩ): Tây dương sâm, Thạch hộc, Mạch môn, Hoàng liên, Trú diệp, Hà ngạnh, Tri mẫu, Cam thảo, Ngạnh mễ, Tây qua thúy y.

Nếu kèm huyết hư: Sinh xong sốt, sợ lạnh, sắc mặt xám xanh bạc, hơi vàng nhạt, co thể gầy ốm, đau đầu, chóng mặt, lưng đau, xương mỏi, sợ sệt, ít ngủ, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch Phù Tế. Nên dùng bài Tứ Vật Thang thêm Kinh giới, Sài hồ.

Nếu kèm khí hư: Sinh xong phát sốt, sắc mặt đỏ, tinh lực kém sút, đầu đau, váng đầu, họng sưng đau, sợ lạnh, tay chân lạnh, xương và lưng đau mỏi, run sợ, thở suyễn hoặc nôn mửa, mạch Phù, Huyền không lực. Nên dùng bài Trúc Diệp Thang.

+ Huyết Hư: Sau khi sinh phát sốt, sắc mặt xanh tái, hơi vàng nhạt, váng đầu, hoa mắt, tai ù, sợ sệt, bứt rứt khó ngủ, lưng đau, chân mỏi, táo bón, lưỡi nhạt không rêu, mạch Tế Nhược.

Điều trị: Dưỡng huyết ích khí, hòa doanh, thoái nhiệt. Dùng bài Nhân Sâm Thang thêm Hoàng kỳ, Địa cốt bì.

Nếu huyết hư, âm suy, sốt về chiều, hai gò má đỏ, khát, thích uống, tiểu ít, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, mạch tế Sác.

Điều trị: Tư âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt. Dùng bài Nhất Quán Tiễn gia giảm (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Sinh địa, Bạch thược, Mạch môn. Thục địa, Tri mẫu, Địa cốt bì, Cam thảo. Thêm Bạch vi.

(Thục địa, Bạch thược, Mạch môn tư âm, dưỡng huyết; Sinh địa, Địa cốt bì, Tri mẫu, Bạch vi tư âm, thanh nhiệt, lương huyết; Cam thảo hòa trung).

+ Huyết Ứ: Sau khi sinh phát sốt, ngực bụng cảm thấy đầy trướng, miệng khô, không muốn ương, sản dịch ngừng ra hoặc ra ít, huyết ứ, mầu tím sẫm, bụng dưới cứng, sưng đau, ấn không xuống, táo bón, lưỡi tím sẫm, mạch Huyền Sáp có lực.

Điều trị: Hoạt huyết, khứ ứ, hòa doanh, trừ nhiệt. Dùng bài

. Huyết Phủ Trục Ứ Thang (Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học).

. Sinh Mạch Tán (Giản Minh Trung y Phụ Khoa Học).

+ Lao Nhọc: Sau khi sinh, do lao nhọc nhiều nên phát sốt, sợ lạnh, sắc mặt tái xanh, hơi vàng, váng đầu, hồi hộp, tinh thần uể oải,hơi thở ngắn, lưng đau, gối mỏi, lưỡi nhạt, mạch Vi, Tế.

Điều trị: Dùng bài Thập Toàn Đại Bổ Thang hoặc Tam Hợp Tán (Nữ Khoa Chuẩn Thằng): Xuyên khung, Đương quy, Thước dược, Thục địa, Bạch truật, Bạch Phục linh, Hoàng kỳ đều 4g, Sài hồ, Nhân sâm đều 6g, Hoàng cầm, Bồ hoàng, Cam thảo đều 2g. Sắc uống trước khi ăn.

Y Án Sản Hậu Phát Sốt Do Khí Huyết Hư

(Trích trong ‘Y Lược Lục Thư)

Một sản hậu vì tắm gội mà phát sốt, nôn mửa, khát uống nước lạnh, nói sảng nói bậy như điên. Vì có thể khí lực mạnh, vốn không chịu thuốc bổ, thầy thuốc cho uống thuốc loại thanh lương thì huyết táo càng tăng lên. Tôi chẩn 6 mạch thấy Phù Đại Hồng Sác liền cho rằng sản hậu khí huyết quá hư, cô dương đi ra ngoài, ở trong là thực hàn mà ngoài giả nhiệt, cần phải đại bổ khí huyết. Cho uống Bát Trân thang thêm Bào khương 4g, cho uống một thang thì sức sốt giảm bớt quá nửa. Bệnh nhân thường không chịu uống Sâm nhưng lại uống. Đến tháng sau thì sức nhiệt tăng lên như trước, tôi lại cho uống thang trước, thêm các vị Sâm, Kỳ, Bào khương 3, 4 thang nữa thì nhiệt hết, mình mát, mạch tĩnh và bệnh không tái phát nữa.

__________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

28 tháng 3, 2011

Chữa các bệnh sản hậu bằng y học cổ truyền

Chua cac benh san hau bang y hoc co truyen
Nhân sâm có tác dụng bổ khí huyết.

Theo y học cổ truyền, sau khi sinh, phụ nữ nào cũng bị hư nhược, tổn thương khí huyết và tân dịch. Nếu nhiễm phải hàn tà, lao động quá sức, ăn uống không đúng cách..., tình trạng này càng nặng thêm. Trong điều trị bệnh sản hậu, bao giờ cũng nên lấy việc đại bổ khí huyết làm căn bản.

Về cơ bản, các sản phụ có thể dùng bài Thập toàn đại bổ: Hoàng kỳ, thục địa mỗi thứ 12 g; phục linh, bạch truật, đương quy, bạch thược mỗi thứ 9 g; nhân sâm, xuyên khung mỗi thứ 6 g; cam thảo, nhục quế mỗi thứ 3 g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Nếu sản dịch ra không dứt thì thêm a giao, tục đoạn mỗi thứ 9 g. Nếu đau bụng lâm râm, đỡ đau khi xoa bóp chườm nóng thì đó là do nhiễm hàn, nên thêm can khương 4 g. Nếu đau bụng cứng ở hạ vị, ấn vào đau là do huyết ứ, nên thêm đào nhân, hồng hoa mỗi thứ 6 g.

Về ăn uống, sản phụ không nên kiêng khem quá mức. Cần ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng lượng protid, vitamin và khoáng chất; hạn chế những đồ xào rán để khỏi ảnh hưởng tới chức năng chuyển hóa, hấp thu của tỳ vị. Phụ nữ sau đẻ thường thuộc chứng hàn, không nên ăn các đồ sống lạnh và chất tanh như hải sản, gỏi cá, cua, ốc, hến. nên dùng những thức có tính ôn ấm, giàu dinh dưỡng như thịt gà, trứng gà, sữa bò, thịt dê, gan thận lợn.

Có thể dùng một số món ăn - bài thuốc sau để tự bồi bổ và điều chỉnh tình trạng bệnh lý:

- Ngũ vị tử 30 g, nhân sâm 30 g, đường cát 100 g. Đem ngũ vị tử và nhân sâm sắc thành dịch đặc, thêm đường cát vừa đủ, uống trong ngày. Mỗi liệu trình 7-10 ngày. Thuốc phù hợp với sản phụ bị huyết hư, khí nhược (hoa mắt chóng mặt, âm đạo chảy máu nhiều, sắc mặt trắng bệch, hoảng hốt, ra mồ hôi nhiều).

- Sơn tra (táo mèo) 30 g, ích mẫu thảo 20 g, đường đỏ 20 g. Đem sơn tra, ích mẫu thảo rửa sạch, cho vào nồi cùng 3 bát nước, sắc nhỏ lửa tới khi còn 1 bát. Chắt lấy nước, cho đường đỏ vào đun cho tan hết đường. Uống ngày 1 lần trong 5-7 ngày. Bài thuốc này phù hợp với những người sản hậu có đau bụng do huyết ứ, vùng hạ vị đau từng cơn, ấn vào đau, huyệt đọng ra sắc tím đen, có máu cục.

- Dương nhục (thịt dê) 250 g, đương quy 15 g, sinh khương (gừng tươi) 10 g. Sinh khương bỏ vỏ cùng đương quy rửa sạch, thái lát mỏng. Thịt dê rửa sạch, thái miếng nhỏ. Cho tất cả vào nồi, đổ nước ngập, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa ninh khoảng 2 giờ. Thêm mắm muối gia vị, chia ra ăn trong ngày, liên tục khoảng 3-5 ngày. Món này dùng cho sản phụ có đau bụng do huyết hư, hàn nhiễm (đau âm ỉ vùng hạ vị, đỡ đau khi chườm nóng, xoa bóp, tay chân lạnh).

- Đẳng sâm 30 g, hoàng kỳ 15 g, ô kê nhục (thịt gà ác) 200 g. Rửa sạch thịt gà, chặt miếng vừa ăn, cho vào nồi hầm cùng đương quy, hoàng kỳ trong 3 giờ đến khi thịt chín nhừ. Thêm mắm muối, ăn thịt, uống nước hầm. Món này thích hợp với sản phụ khí hư (sắc mặt nhợt, hoa mắt chóng mặt nhiều, mất ngủ, máu đọng có sắc nhợt, loãng, ra máu kéo dài).

- Hoàng kỳ 120 g, gà mái đẻ 1 con, hành hoa, gừng tươi, muối ăn, rượu trắng vừa đủ. Gà làm sạch, bỏ hết nội tạng, mổ phanh. Hoàng kỳ rửa sạch, thái từng đoạn nhỏ, nhồi vào bụng gà, lấy dây buộc chặt lại. Thêm gừng, hành, muối, rượu, cho vào nồi hầm. Đun nhỏ lửa khoảng 3 giờ tới khi thịt chín nhừ. Ăn thịt, uống nước hầm. Món này thích hợp cho sản phụ phát sốt, ra mồ hôi nhiều, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp... do khí huyết đều hư.

- Lộc nhung 10 g, gà ác 250 g. Gà ác làm sạch, thái miếng, cho vào nồi cùng lộc nhung, thêm nước hầm nhỏ lửa khoảng 3 giờ, cho gia vị, chia ra ăn trong ngày. Dùng cho sản phụ bí tiểu tiện hoặc tiểu tiện không tự chủ, hạ vị chướng đau, lưng đau gối mỏi do thận dương hư.

_______________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com