17 tháng 4, 2011

Những biến cố trong thời kỳ hậu sản

Thời kỳ hậu sản là khoảng thời gian sau khi nhau sổ cho đến khi chức năng sinh lý và giải phẫu của cơ quan sinh dục cơ thể người mẹ trở lại trạng thái bình thường, trung bình là 6 tuần lễ. Bên cạnh đó, có thể có những biến cố xảy ra trong thời kỳ hậu sản.

Chảy máu sau sinh (CMSS)

CMSS bao gồm băng huyết, tụ máu sau may tầng sinh môn và chảy máu muộn.

CMSS do đờ TC: bình thường sau khi nhau sổ ra ngoài, tử cung phải co lại để cầm máu. Khi TC không co lại được gây ra chảy máu, khi lượng chảy máu trên 500ml gọi là băng huyết sau sinh kèm theo triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm xanh, huyết áp tụt, mạch nhanh, TC mềm nhão, ấn vào TC máu từ âm đạo chảy ra nhiều. Đây là một cấp cứu khẩn về sản khoa, cần truyền dung dịch mặn đẳng trương kèm với oxytocin pha truyền tĩnh mạch chảy nhanh, kết hợp hồi sức, truyền dung dịch cao phân tử, truyền hồng cầu lắng cùng nhóm và xoa nắn trên đáy TC giúp cho TC co hồi tốt. Cần kiểm tra lòng TC sau khi dấu sinh hiệu tạm ổn.

Nhng_bin_c_trong_thi_k_hu_sn

CMSS do tổn thương đường sinh dục: nguyên nhân do rách tầng sinh môn, âm đạo và cổ TC. Sau sinh máu từ âm đạo chảy ra nhiều, khám TC co hồi tốt, TC có cầu an toàn rõ, kiểm tra bằng dụng cụ thấy có tổn thương đang chảy máu ở đường sinh dục. Cần hồi sức tốt, truyền dung dịch mặn đẳng trương, khi sinh hiệu ổn định thì tiến hành may lại chỗ tổn thương và kết hợp dùng thuốc kháng sinh liều cao, giảm đau và giảm sưng nề.

CMSS do bệnh lý rối loạn đông máu và cầm máu: sau sinh máu âm đạo chảy ra nhiều, toàn máu loãng, không có máu cục, người mẹ cảm giác mệt, vã mồ hôi, huyết áp tụt, mạch nhanh, xét nghiệm máu các chức năng đông máu cầm máu giảm và kéo dài. Cần truyền dung dịch mặn đẳng trương, dung dịch cao phân tử, huyết tươi đông lạnh và hồng cầu lắng cùng nhóm.

CMSS do tụ máu may tầng sinh môn hay tụ máu sau vết mổ sinh: nguyên nhân do kỹ thuật may và cầm máu trong lúc khâu không hết còn các mạch máu vẫn đang chảy. Triệu chứng sau khi khâu vết cắt tầng sinh môn hay vết mổ sinh, tại vết khâu nổi lên một khối u lớn, ấn mềm kèm theo các dấu hiệu mất máu rõ trên người mẹ như: dấu sinh hiệu kém, da xanh, niêm mạc nhợt và xét nghiệm hồng cầu giảm, hematocrit giảm và hemoglobin xuống thấp. Cần truyền dịch với dung dịch mặn đẳng trương, truyền hồng cầu lắng cùng nhóm nếu cần, khi sinh hiệu ổn cần may lại, lấy hết khối máu tụ, cầm máu kỹ, có thể đặt lame dẫn lưu nếu cần.

CMSS do chảy máu muộn: đây là biến cố xảy ra vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau sinh do bất thường vùng nhau bám hoặc sót nhau. Triệu chứng ra máu âm đạo tự nhiên, máu đỏ tươi, đôi khi đau nhẹ vùng hạ vị, TC co hồi chậm, siêu âm TC thấy TC còn lớn, lòng TC có khối hỗn hợp. Xử trí nạo hút lòng TC kết hợp truyền dung dịch mặn đẳng trương kèm với oxytocin truyền tĩnh mạch giúp cho TC co hồi tốt để cầm máu, dùng kháng sinh toàn thân để tránh nhiễm trùng.

Dự phòng chảy máu sau sinh

Tùy theo nguyên nhân CMSS mà ta có dự phòng tốt. Trong băng huyết sau sinh, phòng ngừa hiện nay chủ động xử trí tích cực ở giai đoạn 3 của cuộc chuyển dạ, nghĩa là chủ động tiêm oxytocin là thuốc co TC sau khi thai nhi sổ ra. Ngoài ra, đối với những trường hợp tiên lượng dễ băng huyết sau sinh như: đa thai, đa sản, chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ có can thiệp sản khoa như trong sinh giúp ta nên lập một đường truyền tĩnh mạch, một chai dịch truyền đẳng trương có kèm oxytocin. Trong CMSS do tụ máu sau may tầng sinh môn hay khâu vết may trong mổ sinh, cần cầm máu kỹ các mạch máu bị đứt do cắt, may theo đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật. Trong chảy máu muộn cần kiểm tra kỹ bánh nhau và màng nhau, lưu ý có các bánh nhau phụ. Trường hợp không chắc chắn có thể kiểm tra buồng TC bằng tay, để xem sự vẹn toàn của buồng TC.

Bế sản dịch và dự phòng

Triệu chứng của bế sản dịch: người mẹ sốt nhẹ, căng tức, đau trằn vùng hạ vị. Khám âm đạo rất ít sản dịch có thể kèm mùi hôi do nhiễm trùng, cổ TC đóng kín, dùng tay nong cổ TC sản dịch ra màu đen sậm kèm mùi hôi, ấn hạ vị TC lớn, đau nhiều khi ấn đáy TC.

Xử trí: dùng ngón tay nong cổ TC để sản dịch thoát ra ngoài, nếu cổ TC cứng chít hẹp không thể nong bằng tay được ta dùng que héga để nong cổ TC từ số nhỏ đến que số lớn, có thể dùng thuốc misoprostol đặt âm đạo trước 4 giờ, giúp cho cổ TC mềm và cổ TC mở kết hợp nong cổ TC. Đồng thời dùng oxytocin pha truyền tĩnh mạch giúp TC co hồi tốt, kết hợp dùng thuốc kháng sinh liều cao toàn thân để tránh nhiễm trùng.

Nhằm tránh sản dịch ứ lại trong buồng TC cũng như phòng ngừa viêm nội mạc TC do bế sản dịch. Nhất thiết kiểm tra cổ TC sau sinh, cần nong rộng cổ TC. Đối với trường hợp sinh mổ chủ động, sau khi bóc nhau ra và lau sạch lòng TC cần nong cổ TC từ đường mổ xuống đoạn dưới TC bằng tay phẫu thuật viên, trước khi may lớp cơ TC. Sau khi mổ xong giai đoạn lấy máu cục âm đạo, cần phải nong cổ TC một lần nữa.

Sau sinh cần vận động sớm, có thể nằm sấp với thời gian từ 20 - 30 phút mỗi ngày đối với người mẹ có TC ở tư thế gập trước, giúp cho sản dịch ra dễ dàng.

Những rối loạn về đường tiết niệu

Bí tiểu sau sinh: trong chuyển dạ, khi ngôi thai xuống thấp, thường là đầu thai nhi, đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn, khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang. Ngoài ra, trường hợp sau sinh phải cắt may tầng sinh môn, làm chỗ may sưng nề đau làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. Sau khi sinh bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy, gây bí tiểu. Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ. Điều trị bí tiểu sau sinh, bằng cách khôi phục lại trương lực bàng quang bằng những biện pháp như: chườm ấm vùng bàng quang, rửa hay ngâm vùng sinh dục ngoài bằng nước ấm, vận động sớm, tập ngồi tiểu theo tư thế bình thường. Sau những biện pháp trên không thành công, ta đặt sonde tiểu giữ và tháo kẹp mỗi 4 giờ/lần, tạo lại phản xạ đi tiểu, kết hợp dùng thuốc prostigmin hay xatral dùng thời gian 4 - 5 ngày. Sau đó rút sonde tiểu cho cho người mẹ tập đi tiểu.

Són tiểu: ngược lại với trường hợp bí tiểu do co thắt cơ ở cổ bàng quang, những người mẹ bị són tiểu sau sinh là do cơ co thắt cổ bàng quang không tốt, gặp trong trường hợp chuyển dạ kéo dài; sinh đẻ nhiều lần. Khi người mẹ cười, khi gắng sức, khi ho làm tăng áp lực ổ bụng làm cho nước tiểu bị són ra ngoài. Cách điều trị: tư vấn cho người mẹ an tâm về tinh thần, chế độ nghỉ ngơi tốt và dinh dưỡng sau sinh đầy đủ kết hợp dùng prostigmin khoảng 1 tuần sẽ ổn định. Trường hợp không khỏi và kéo dài qua thời kỳ hậu sản, có kế hoạch phẫu thuật nâng bàng quang bằng giá đỡ ở đối tượng sinh nhiều mà có tiểu són kéo dài.

Viêm tắc tĩnh mạch sau sinh

Viêm tắc tĩnh mạch ở thời kỳ hậu sản thường gặp là viêm tắc tĩnh mạch đùi nông. Triệu chứng, thường xảy ra vào ngày thứ 3 trở đi sau sinh, sốt cao 38,5 – 39oC, chân bị viêm rất đau, không thể nâng chân lên khỏi mặt giường được, tĩnh mạch sưng đỏ dọc theo chân. Toàn bộ chân phù nề trắng.

Điều trị: nằm bất động, chân bị viêm nâng cao hơn đầu, giúp cho máu ở phần chi dưới được lưu thông dễ dàng hơn. Dùng thuốc kháng sinh toàn thân liều cao, giảm đau, hạ sốt, có thể dùng Aspirin rất tốt trong trương hợp này, ngoài tác dụng giảm đau, thuốc còn có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu và dính vào thành mạch, hạn chế sự hình thành cục máu đông. Sử dụng Heparin, đây là thuốc đầu tay, có vai trò quan trọng điều trị huyết khối và tắc mạch, dùng bằng tiêm tĩnh mạch.

Dự phòng: hoạt động sớm sau khi sinh, không nên nằm lâu trên giường, vận động tay chân, khi nằm gác chân cao giúp sự lưu thông máu tốt.

________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

16 tháng 4, 2011

RỐI LOẠN TÂM THẦN THỜI KỲ THAI SẢN VÀ HẬU SẢN

I. ĐẠI CƯƠNG:

- Các hiện tượng thay đổi tâm, sinh lý trong thời kỳ có thai và sau đẻ là một quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa phức tạp diễn ra ở cơ thể người mẹ, ở đa số phụ nữ các diễn biến kể trên là một quá trình kế tiếp liên tục, thích ứng dần dần không có những phản ứng nặng nề về cơ thể và tâm lý. Một số nhỏ khác những thay đổi này có thể quá ngưỡng nên đã xuất hiện một số biểu hiện bệnh lý về tâm thần ở các mức độ khác nhau, họ cần có sư can thiệp kịp thời của y tế bởi ở giai đoạn này ngoài việc ảnh hưởng trưc tiếp đến sức khỏe của người mẹ còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tâm thần của đứa con này.

- Bệnh loạn thần thời kỳ thai sản và hậu sản đã được biết từ thời thượng cổ. Trước đây Hypocrate gọi là “Bệnh loạn thần của bà đẻ”. Câu này được đặt trong ngoặc kép muốn nói bệnh tâm thần thời kỳ này rất cấp tính, biểu hiện lâm sàng đa dạng, ông đã đặt vấn đề chính thai nghén làm bùng nổ những rối loạn tâm thần này, về sau cùng với sự phát triển của khoa học và y học họ thấy có một số yếu tố liên quan trực tiếp đến rối loạn tâm thần thời kỳ này là: Nhiễm trùng, nhiễm độc, can thiệp sản khoa, yếu tố tâm lý xã hội.

- Đặc tính bệnh học đặc thù của rối loạn tâm thần của thời kỳ thai sảnvaf hậu sản còn đang được tranh luận ở nhiều nước. Nhiều tác giả với những ý kiến riêng của mình đã xếp bệnh này dưới những tên gọi khác nhau.

Theo DSM III gọi là rối loạn tâm thần liên quan đến thời kỳ thai sản và hậu sản.

Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICDX) ghi mã F53 với tên gọi: Các rối loạn hành vi và tâm thần kết hợp với thời kỳ sinh đẻ.

Rõ ràng đa số tác giả đã công nhận rối loạn tâm thần và thai nghén ở giai đoạn này chỉ là quan hệ liên quan chứ không phải quan hệ nhân quả. Sự liên quan đó phụ thuộc vào từng cá thể, đời sống văn hóa, ý thức hệ, cảm xúc của bà mẹ đối với lần sinh.

II. NHỮNG NHÂN TỐ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN RỐI LOẠN TÂM THẦN THỜI KỲ CÓ THAI VÀ HẬU SẢN:

1. Yếu tố tâm lý xã hội không thuận lợi bao gồm:

- Cuộc sống nhiều khó khăn về vật chất vì việc làm và mang thai.

- Người mẹ sống độc thân

- Mang thai ngoài ý muốn

- Thiếu thốn sự nâng đỡ của gia đình, cộng đồng, quan điểm sinh con trai, con gái v.v…

2. Yếu tố sinh học:

Ở thời kỳ có thai, trong cơ thể người mẹ chỉ số của các nội tiết tố tăng từng ngày, ngoài các hormon do rau thai tiết ra như H.C.G, Estrogen, Progestegon, đồng thời cũng tăng bài tiết một số hormon như hormon tuyến yên, tuyến giáp, cận giáp và hormon buồng trứng.

- Tuyến yên: Trong thời kỳ có thai tuyến yên của người mẹ to gấp rưỡi so với bình thường và tăng bài tiết A.C.T.H, T.S.H.

- Aldostérol: Được bài tiết tăng cao nhất ở tháng cuối, cùng với Estrogen.

- Tuyến giáp ở người có thai to gấp rưỡi người bình thường và tăng bài tiết T3, T4.

Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới nhằm xem xét việc thay đổi nội tiết nhanh và ồ ạt ở giai đoạn mang thai và hậu sản có phải là nguyên nhân rối loạn tâm thần hay không nhưng chưa có công trình nào đưa ra kết luận chắc chắn và vấn đề này còn đang được tiếp tục nghiên cứu.

III. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG RỐI LOẠN TÂM THẦN THỜI KỲ CÓ THAI:

A. Các rối loạn mang tính chất tâm căn:

1. Nôn và buồn nôn gặp ở 50% phụ nữ có thai 3 tháng đầu, một số khác hay gặp là tăng tiết nước bọt, cảm giác buồn nôn, có khi lại ăn nhiều.

2. Lo âu nhẹ, chóng mặt, co thắt tức ngực, trống ngực, sợ chết khi đẻ, sợ con bị bệnh tật, v.v… các biểu hiện này có thể nhất thời hay kéo dài, nhưng nói chung là giảm từ tháng thứ tư rồi có thể lại tái xuất hiện trạng thái lo âu trước khi đẻ.

3. Tăng huyết áp thai nghén:

Do tăng bài tiết hormon Aldostérol và Estrgen, lưu lượng máu tăng 30% trong những tháng cuối của thời kỳ mang thai, lượng máu tăng từ một đến hai lít trước khi đẻ nên huyết áp của người mẹ tăng hơn lúc bình thường. Điều trị tăng huyết áp ở giai đoạn này ngoài chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, sự nâng đỡ điều trị tâm lý là vô cùng quan trọng.

B. Các rối loạn mang tính chất loạn thần:

- Nói chung rất hiếm gặp các bệnh loạn thần ở thời kỳ mang thai, ngay cả ở một người có tiền sử loạn thần thì bệnh cũng ít tái phát ở thời kỳ có thai. Các tác giả cho rằng thai sản ở đây giữ vai trò “Bảo vệ” đối với trạng thái loạn thần, ví dụ:

Bệnh nhân đang điều trị ngoại trú loạn thần thì ở giai đoạn mang thai có thể giảm đến mức độ đa liều an thần kinh mà bệnh vẫn không thể tái phát. Người ta cũng nhận thấy rất ít bệnh tâm thần phân liệt xuất hiện ở thời kỳ này.

- Có thể gặp biểu hiện trầm cảm nhẹ trong thời kỳ có thai ở phụ nữ trẻ, sống trong môi trường không thuận lợi có nhiều khó khăn về kinh tế, hoàn cảnh gia đình, nếp sống văn hóa v.v… Ngược lại cơn hưng cảm rất hiếm gặp.

C.Thái độ xử trí các triệu chứng trên đối với bà mẹ trong thời gian mang thai.

1. Với trạng thái trầm cảm và lo âu nhẹ.

Dùng liệu pháp tâm lý là chủ yếu, người làm liệu pháp chủ yếu, người làm liệu pháp tâm lý phải giải thích, yêu cầu bệnh nhân nói thành lời những sự việc có liên quan đến xung đọt trong gia đình, những khó khăn liên quan đến thai nghén và sinh đẻ, tùy từng trường hợp dùng liệu pháp tâm lý khác nhau phù hợp với sở trường của thầy thuốc, trình độ văn hóa, nhận thức của người mẹ.

2. Liệu pháp cơ thể và thư giãn do cán bộ chuyên khoa phụ trách, hướng dẫn kỹ thuật tập cho các bà mẹ quá trẻ, cho các bà mẹ trước đây đã có triệu chứng tâm căn hay loạn thần và các bà mẹ có nhiều khó khăn về tình cảm và cuộc sống.

3. Sự kê thuốc an thần kinh ở bệnh nhân có thai phải tuân theo qui định chặt chẽ.

- 3 tháng đầu tránh dùng các thuốc chống trầm cảm, giải lo âu, nếu phải dùng thuốc thì chọn loại có thời gian bán hủy ngắn.

- Chọn các loại điều trị đơn không nên phối hợp nhiều loại thuốc.

- Chọn loại thuốc mà thầy thuốc đã quen dùng và có nhiều kinh nghiệm về loại này.

- Giảm liều thuốc trước khi đẻ và phải thông báo cho gia đình và bệnh viện đề phòng trường hợp suy hô hấp của thai nhi khi lọt lòng mẹ.

- Không dùng lithium trong thời kỳ có thai.

- Không sử dụng sốc điện kể cả sốc điện có gây mê.

IV. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG RỐI LOẠN TÂM THẦN THỜI KỲ SAU ĐẺ (HẬU SẢN)

A, Các rối loạn tâm thần sớm sau đẻ.

1. Trầm cảm không điển hình (Post – Partum Blues)

Trầm cảm thường xảy ra vào ngày thứ ba.

Đó là sự dịch chuyển từ hứng khởi sang buồn bã và sợ hãi có liên quan đến khả năng nuôi con, lo lắng về sự hoàn thiện và an toàn của con. Có thể xuất hiện cơn chảy nước mắt khong giải thích được, nguyên nhân của hội chứng này được giải thích do sự thay đỏi nội tiết xảy ra nhanh sau đẻ và sự biến đổi tâm lý làm cho bà mẹ quá lo lắng, quá quan tâm để ý đến con, luôn nhạy cảm với nhu cầu được chăm sóc, ăn uống, bế bồng của con thí dụ: Thấy con cưa hơi mạnh, hay dướn người, hơi khóc là đã lo lắng sợ con bị đói, bị lạnh hoặc bị bệnh gì đó mà mình chưa biết.

Hội chứng này có thể tự mất đi sau vài ngày, nó phụ thuộc vào sự quan tâm căm sóc nâng đỡ về mặt tình cảm của những người xung quanh đối với bà mẹ.

- Trạng thái này thường nhẹ và lành tính. Điều chủ yếu là bà mẹ phải được chăm sóc và hướng dẫn, giải thích để có kiến thức chăm sóc và nuôi con ngay từ những tháng cuối của thời kỳ mang thai và tiếp tục được được cán bộ y tế thao dõi hướng dẫn chăm sóc nuôi con sau khi sinh.

2. Trầm cảm điển hình:

Các triệu chứng nói chung tiến triển không rầm rộ nên một số tác giả cho rằng về mặt dịch tẽ học khó đánh giá đúng mức, một số tài liệu nêu ra gặp từ 10 đến 20% các trường hợp sau đẻ từ 9 đến 15 tháng.

Biểu hiện lâm sàng: Dễ nổi cáu, cảm xúc dễ bị thay đổi, biểu hiện suy nhược cơn chảy nước mắt, luôn luôn xuất hiện cảm giác bất lực, qua lo lắng về cách cho con ăn, cách giữ vệ sinh, cách dạy dỗ, cho ăn cầu kỳ tỉ mỉ v.v… Có một số yếu tố thúc đẩy hội chứng này là người mẹ còn trẻ 20 tuổi hoặc trên 30 tuổi hoặc bản thân người mẹ có sự thiếu hụt tình cảm hoặc là nạn nhân của sự đối xử tàn tệ trong thời kỳ thơ ấu.

B. Các rối loạn tâm thần nặng xuất hiện muộn hơn sau đẻ.

Đó là những biểu hiện cấp, mang tính chất bẹnh lý rõ ràng chiếm tỷ lệ từ 1-2% số lần đẻ. 1/3 trong số những bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm thần loại này có biểu hiện loạn thần trước đó.

Các biểu hiện lâm sàng hay gặp là:

1. Loạn thần với hoang tưởng lú lẫn và mê mộng.

- Trạng thái này khởi đầu đột ngột, rõ nhất ở tuần lễ thứ hai, triệu chứng biểu hiện đa dạng, lo âu kích động, cơn chảy nước mắt, có khi hung hãn tấn công, có khi lại nằm mệt lử, lú lẫn, tri giác sai về không gian và thời gian và có khi lại mê mộng lo sợ.

- Biểu hiện hoang tưởng, tập trung vào con như: Phủ định sự sinh nở, phủ định đời sống của tẻ, sợ trẻ bị đói, bị chết, phủ định vai trò của người cha cho rằng trẻ sinh ra không cần cha.

- Hoang tưởng tập trung vào người mẹ như cảm thấy mình bị đe dọa, bị bắt auoocj uống thuốc độc, thuốc ngủ, lo sợ các điều xấu sẽ đến. Trạng thái lo sợ dai dẳng và nặng nề có thể dẫn đến tự sát hoặc giết con.

Trạng thái này nói chung tiến triển thuận lợi nếu được điều trị đúng và kịp thời nhưng dễ tái phát sau thời gian ngắn.

2. Hưng cảm điển hình sau đẻ

Kởi đầu ồ ạt, sớm trong vòng hai tuần đầu sau đẻ, có thể kích động mất định hướng nặng, xuất hiện ý tưởng hoang tưởng đầy quyền lực thực hiện sứ mệnh của thượng đế có thể pha vào chút ít màu sắc bị truy hại hoặc có xung động thỏa dục.

3. Cơn trầm cảm nặng sau đẻ:

Nói chung các cơn khởi đầu cấp diễn sau khi đẻ hai tuần hoặc trong khoảng ba tháng đầu sau đẻ.

Cơn trầm cảm thường kèm thao lú lẫn bối rối lo âu, khí sắc dao động cảm giác bất lực, cảm giác bị tội.

4. Trạng thái giống phân liệt:

Là trạng thái loạn thần mà đặc điểm nổi bật là tính thiếu hòa hợp.

- Hoặc khởi đầu đột ngột với các kích động, nhiều hoang tưởng, thiếu hòa hợp, mất tiếp xúc với thực tại.

- Hoặc khởi đầu từ từ cảm xúc và tác phong dị kỳ, tự kỷ, không quan tâm đến con.

Trạng thái này thường gặp ở người trong tiền sử có nét nhân cách cứng nhắc hoặc nhân cách dạng phân liệt, phải theo dõi lâu dài mới có thể chẩn đoán được chính xác. Có thể đó là cơn đầu tiên của bệnh loạn thần cu kỳ hưng trầm cảm (PMD), có thể đó là đường vào của cơ thể phân liệt.

Trạng thái này có nhiều nguy cơ tái phát ở lần đẻ sau.

C. Điều trị rối loạn tâm thần sau đẻ:

Tùy theo triệu chứng lâm sàng của từng trường hợp cụ thể để quyết định điều trị cho bệnh nhân:

1- Dùng thuốc an thần kinh thích hợp thường là loại an dịu.

2- Sốc điện tốt cho loại trầm cảm nặng, mê mộng.

3- Chọn thời điểm thích hợp để cho mẹ gần con và chăm sóc con, phải có cán bộ y tế theo dõi, giúp đỡ thường xuyên.

________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

15 tháng 4, 2011

Nam giới cũng được nghỉ hậu sản

Các doanh nghiệp tại Anh đang vô cùng lo lắng khi chính phủ nước này vừa công bố kế hoạch cho phép nam giới nghỉ... hậu sản để đỡ đần vợ chăm sóc con mới sinh.

Quyết định sẽ được chính thức áp dụng từ tháng tư năm sau tại Anh, Scotland và Xứ Wales.

Theo đó, nếu mẹ của đứa trẻ sơ sinh quyết định đi làm sau sáu tháng nghỉ sinh thay vì một năm thì người chồng sẽ được phép nghỉ ở nhà sáu tháng để trông con.

Luật cũng không bắt buộc các ông bố phải có xác nhận từ cơ quan của người mẹ và cho phép họ hưởng mức lương 200 USD/tuần trong ba tháng cuối.

Bộ trưởng Bình đẳng và phụ nữ Harriet Harman nói: “Điều này giúp các gia đình có nhiều lựa chọn linh động hơn trong việc cân bằng giữa công việc và chăm sóc con, cho phép người cha đóng vai trò quan trọng hơn trong việc nuôi dạy con cái”.

Tuy nhiên theo các doanh nghiệp, nguy cơ gian lận là rất cao, chưa kể những xáo trộn về nhân sự, kế hoạch, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế Anh đang cần sự ổn định để hồi phục.

Chi phí cho kế hoạch này dự kiến lên đến 41 tỉ USD, trong đó các doanh nghiệp nhỏ sẽ được hoàn trả 100% phí chi trả cho các nhân viên nam.

__________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

14 tháng 4, 2011

Suy sụp tinh thần sau sinh có phải hậu sản?

Sinh con là một sự kiện trọng đại, là niềm vui lớn đối với phụ nữ. Nhưng sau khi sinh, một số bà mẹ lại thường lo lắng buồn phiền thái quá, thậm chí là bị suy sụp tinh thần.

Tình trạng này được gọi là chứng suy sụp tinh thần sau sinh, xảy ra ở khoảng 15-20% bà mẹ sau sinh.

Điều đáng lo là có nhiều chị em không biết chứng này, đã âm thầm chịu đựng, không dám thổ lộ với người khác vì sợ mọi người nghĩ “xấu” về mình. Thêm vào đó, nhiều người xung quanh, thậm chí là người thân cũng không biết về chứng này, thường nhìn những bà mẹ bị suy sụp tinh thần sau sinh bằng ánh mắt thiếu thiện cảm với những lời nhận xét như “bà mẹ ác độc, không thương con”… Do vậy mà những bà mẹ này cảm thấy rất cô đơn và không ít trường hợp trở bệnh nặng hơn.

Xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên

Chứng suy sụp tinh thần sau sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi em bé chào đời. Sau sinh, bà mẹ thấy dễ xúc động và hay lo lắng là chuyện bình thường; nhưng nếu tình trạng này kéo dài quá 2 tuần, thì người mẹ nên tìm đến chuyên viên tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để được giúp đỡ.

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở những bà mẹ khi đẻ bị suy sụp tinh thần:

- Cảm thấy xuống tinh thần, không thấy niềm vui hay sự thích thú trong cuộc sống hằng ngày;

- Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả;

- Sinh đã được vài tháng rồi mà vẫn cảm thấy uể oải, kiệt lực;

- Khóc lóc, bực bội, lo lắng, hoang mang, cảm thấy bất ổn;

- Đột nhiên thấy sợ hãi, không dám ở nhà một mình;

- Không muốn đi ra ngoài, hoặc không muốn gặp gỡ ai.

Hiểu đúng để cảm thông và tích cực giúp đỡ

Có con là một niềm vui lớn, nhưng cũng có thể mang đến những căng thẳng về mặt tinh thần và thể chất. Làm mẹ là một thiên chức khá vất vả, đầy trách nhiệm và thường bị mất ngủ. Vấn đề làm mẹ càng khó khăn hơn đối với phụ nữ nuôi con một mình hay những cặp vợ chồng không có thân nhân ở gần để giúp đỡ, nương tựa.

Ngoài ra, khi cả hai vợ chồng đều phải đi làm thì người phụ nữ vừa phải cáng đáng công việc ở cơ quan, vừa làm bổn phận dâu con đối với 2 bên gia đình, vừa phải chăm lo con mọn từng chút…

Tuy nhiên, một điều mọi người cần nhận thức đúng về chứng suy sụp sau khi sinh, không nên nghĩ và “tám” rằng bà mẹ ấy là “người xấu”, “bà mẹ ác độc”, bị “trời phạt”… Hiểu đúng sẽ dễ dàng cảm thông, sẵn sàng chăm sóc và tích cực giúp đỡ bà mẹ sau sinh cả về thể chất, tinh thần, để giúp bà mẹ sau sinh nhẹ nhàng thoát khỏi chứng này

Phòng tránh không khó

Để không bị suy sụp tinh thần sau sinh, nên chuẩn bị cẩn thận từ lúc mang thai:

- Gần ngày sinh, cần tránh những thay đổi lớn nhu: dọn nhà, sửa nhà, thay đổi việc làm…

- Chuẩn bị cho việc sinh con bằng cách tham gia khóa hướng dẫn trước sinh.

- Giúp người chồng chuẩn bị tinh thần trong việc chăm vợ sau sinh cả về thể chất và tinh thần; và biết cách giúp vợ chăm sóc con, trông nom việc nhà.

- Sắp xếp nhờ thân nhân, bạn bè giúp đỡ người mẹ sau khi sinh con

- Nếu sản phụ đã từng bị suy sụp tinh thần thì nên báo cho bác sĩ biết khi đi thăm thai.

BS Phạm Ngọc Thanh
_______________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



13 tháng 4, 2011

Có phải đang cho con bú ăn cá quả sẽ bị hậu sản không ?

Sau khi sinh con, cơ thể bạn cần có một thời gian để hồi phục và trở lại bình thường. Thời gian trên thường kéo dài khoảng sáu tuần lễ, gọi là thời kỳ hậu sản. Những việc nên làm trong thời kỳ này là gì?

Trong một vài tuần đầu bạn sẽ thấy có chất dịch (gọi là sản dịch) chảy ra từ cửa mình. Sản dịch thường có màu đỏ trong vòng 4 ngày ngay sau sinh. Sau đó sản dịch chuyển sang màu hồng cho đến khoảng ngày thứ 9 sau sinh. Từ khoảng ngày thứ 10 trở đi sản dịch chuyển sang màu nâu sẫm, và càng ngày càng nhạt màu, ít đi rồi hết hẳn, thường sau 2 hoặc 4 tuần sau khi sinh.
Nếu bạn cho con bú hoàn toàn thì sẽ có kinh sau tháng thứ sáu hoặc muộn hơn, nhưng nếu không cho con bú hoặc cho con bú không hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ trở lại từ bốn đến sáu tuần sau sinh.
Trong thời kỳ hậu sản:
- Bạn nên giữ sạch vùng sinh dục hậu môn bằng cách rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch và xà phòng 3-4 lần một ngày và dùng băng vệ sinh hoặc vải màn sạch để thấm sản dịch. Nhưng bạn không nên thụt rửa sâu hoặc đặt bất kỳ vật gì trong âm đạo để tránh nhiễm trùng.
- Khi còn sản dịch bạn không nên giao hợp để tránh nhiễm trùng.
- Ăn đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước để hồi phục cơ thể sau khi sinh và để có đủ sữa cho con bú. Không nên ăn uống quá kiêng khem.
- Nên tranh thủ ngủ càng nhiều càng tốt khi bé ngủ.
- Tập thế dục nhẹ nhàng 15-20 phút mỗi ngày để hồi phục sức khỏe.
- Ði khám lại từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh để chắc chắn rằng bạn và con bạn đã hồi phục sau khi sinh và phát hiện những biến chứng nếu có. Ðây cũng là dịp bạn có thể hỏi bác sĩ và nữ hộ sinh bất cứ điều gì bạn còn băn khoăn về cho con bú, quan hệ tình dục, kế hoạch hóa gia đình, tiêm phòng cho bé, chế độ ăn uống nghỉ ngơi hoặc những câu hỏi khác về sức khỏe của bạn cũng như con bạn.
Bạn cần đến bệnh viện ngay nếu có một trong những dấu hiệu sau:
- Ngất hoặc bất tỉnh.
- Ra máu không giảm đi mà ngày càng tăng lên hoặc màu sản dịch chuyển sang đỏ tươi, hoặc có những cục máu đông.
- Sốt.
- Đau bụng dữ dội hoặc đau tăng dần lên.
- Nôn và tiêu chảy.
- Máu hoặc chất dịch chảy ra từ cửa mình có mùi hôi khó chịu.
- Ðau, sưng, đỏ và có thể có chảy dịch từ vết khâu (nếu bạn bị cắt khâu tầng sinh môn lúc đẻ hoặc phải mổ đẻ).
- Có nước tiểu hoặc phân chảy ra từ âm đạo.
- Ðái buốt.
- Nhợt màu ở lợi và mặt trong mí mắt, móng tay trắng nhợt, mệt mỏi, mạch đập nhanh, thở hổn hển và hoa mắt chóng mặt.
___________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

12 tháng 4, 2011

Những việc nên làm trong thời kỳ hậu sản

Sau khi sinh con, cơ thể bạn cần có một thời gian để hồi phục và trở lại bình thường. Thời gian trên thường kéo dài khoảng sáu tuần lễ, gọi là thời kỳ hậu sản. Những việc nên làm trong thời kỳ này là gì?

Trong một vài tuần đầu bạn sẽ thấy có chất dịch (gọi là sản dịch) chảy ra từ cửa mình. Sản dịch thường có màu đỏ trong vòng 4 ngày ngay sau sinh. Sau đó sản dịch chuyển sang màu hồng cho đến khoảng ngày thứ 9 sau sinh. Từ khoảng ngày thứ 10 trở đi sản dịch chuyển sang màu nâu sẫm, và càng ngày càng nhạt màu, ít đi rồi hết hẳn, thường sau 2 hoặc 4 tuần sau khi sinh.

Nếu bạn cho con bú hoàn toàn thì sẽ có kinh sau tháng thứ sáu hoặc muộn hơn, nhưng nếu không cho con bú hoặc cho con bú không hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ trở lại từ bốn đến sáu tuần sau sinh.

hau san241009.jpg

Trong thời kỳ hậu sản

- Bạn nên giữ sạch vùng sinh dục hậu môn bằng cách rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch và xà phòng 3-4 lần một ngày và dùng băng vệ sinh hoặc vải màn sạch để thấm sản dịch. Nhưng bạn không nên thụt rửa sâu hoặc đặt bất kỳ vật gì trong âm đạo để tránh nhiễm trùng.

- Khi còn sản dịch bạn không nên giao hợp để tránh nhiễm trùng.

- Ăn đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước để hồi phục cơ thể sau khi sinh và để có đủ sữa cho con bú. Không nên ăn uống quá kiêng khem.

- Nên tranh thủ ngủ càng nhiều càng tốt khi bé ngủ.

- Tập thế dục nhẹ nhàng 15-20 phút mỗi ngày để hồi phục sức khỏe.

- Ði khám lại từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh để chắc chắn rằng bạn và con bạn đã hồi phục sau khi sinh và phát hiện những biến chứng nếu có. Ðây cũng là dịp bạn có thể hỏi bác sĩ và nữ hộ sinh bất cứ điều gì bạn còn băn khoăn về cho con bú, quan hệ tình dục, kế hoạch hóa gia đình, tiêm phòng cho bé, chế độ ăn uống nghỉ ngơi hoặc những câu hỏi khác về sức khỏe của bạn cũng như con bạn.

Bạn cần đến bệnh viện ngay nếu có một trong những dấu hiệu sau:

- Ngất hoặc bất tỉnh.

- Ra máu không giảm đi mà ngày càng tăng lên hoặc màu sản dịch chuyển sang đỏ tươi, hoặc có những cục máu đông.

- Sốt.

- Đau bụng dữ dội hoặc đau tăng dần lên.

- Nôn và tiêu chảy.

- Máu hoặc chất dịch chảy ra từ cửa mình có mùi hôi khó chịu.

- Ðau, sưng, đỏ và có thể có chảy dịch từ vết khâu (nếu bạn bị cắt khâu tầng sinh môn lúc đẻ hoặc phải mổ đẻ).

- Có nước tiểu hoặc phân chảy ra từ âm đạo.

- Ðái buốt.

- Nhợt màu ở lợi và mặt trong mí mắt, móng tay trắng nhợt, mệt mỏi, mạch đập nhanh, thở hổn hển và hoa mắt chóng mặt.

____________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

11 tháng 4, 2011

Chẩn đoán và xử trí nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục sau đẻ.

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Định nghĩa

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục sau đẻ.

1.2. Đường vào

- Qua vùng rau bám.

- Qua các tổn thương của đường sinh dục.

+ Vùng rau bám là vết thương nham nhở.

+ Sản dịch là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển.

+ Cổ tử cung - âm đạo và tầng sinh môn bị tổn thương trong đẻ.

1.3. Nguyên nhân

- Do vô trùng không tốt: tay và dụng cụ.

- Chuyển dạ kéo dài

- Thăm khám không vô trùng.

- Không thụt phân và vệ sinh tầng sinh môn trước chuyển dạ.

- Ôúi vỡ non, ối vỡ sớm.

- Các thủ thuật sản khoa không đúng chỉ định, không vô trùng

- Bóc rau nhân tạo không vô khuẩn.

- Rách cổ tử cung, âm đạo, tầng sinh môn không được xử trí đúng mức.

- Chăm sóc hậu sản vùng tầng sinh môn không tốt.

- Đường sinh dục của sản phụ đã bị nhiễm khuẩn trước và trong đẻ.

1.4. Mầm bệnh các loại vi khuẩn phân lập được

Vi khuẩn

Bệnh viện Huế

Viện BVBMTSS

Tụ cầu

50,4%

76%

E. Coli

31,2%

30,8%

Phối hợp

33,6%


Aerobacter

12,0%



Dịch vết mổ

Dịch âm đạo

Tụ cầu

78,2%

44,1%

E. Coli

13,0%

35,2%

Aerobacter

17,0%

10,7%

Phối hợp

43,4%

31,3%

Tình hình nhiễm khuẩn hâụ sản BVTW Huế: 1987 -1988

2. CÁC HÌNH THÁI NHIỄM KHUẨN HẬU SẢN

2.1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo và cổ tử cung

- Hình thái nhẹ nhất

- Nguyên nhân do rách, cắt mà khâu không đúng kỹ thuật, không vô khuẩn.

- Triệu chứng: chỗ rách, chổ khâu viêm tấy, có mủ, đau

+ sốt 38° - 38°5

+ tiến triển thường tốt

- Điều trị: + vệ sinh tại chỗ

+ cắt chỉ nếu vết may phù nề

+ kháng sinh và thuốc co hồi tử cung

2.2. Viêm nội mạc tử cung

- Hình thái nhẹ, hay gặp

- Dễ đưa đến các biến chứng

2.2.1. Nguyên nhân

- Sót rau, sót màng.

- Nhiễm khuẩn ối, chuyển dạ kéo dài

- Các thủ thuật không vô khuẩn

2.2.2. Triệu chứng:

- Sốt xuất hiện 3-4 ngày sau đẻ

- Mạch nhanh 100- 120l/ 1 phút, mệt mỏi

- Tử cung go hồi kém, cổí tử cung hở.

- Sản dịch hôi, mủ hoặc lẫn máu

2.2.3. Điều trị:

- Kháng sinh toàn thân

- Hết sốt thì kiểm soát lại tử cung

- Cấy sản dịch

2.3. Viêm tử cung

Hình thái này hiếm gặp về giải phẫu

Là một biến chứng: + có nhiễm khuẩn niêm mạc

+ có mủ trong lớp cổ tử cung

+ xảy ra sau viêm nội mạc, bế sản dịch

2.3.1. Nguyên nhân:

- Sót rau, sót màng

- Nhiễm khuẩn ối

- Bế sản dịch

2.3.2. Triệu chứng:

- Xuất hiện sau đẻ 7-10 ngày

- Sốt cao > 3805, nhiễm trùng nặng

- Sản dịch hôi thối, ra máu ngày thứ 8-10

- Tử cung to mềm và nắn đau

2.3.3. Điều trị

- Tiên lượng phụ thuộc vào điều trị và chẩn đoán

- Có thể biến chứng viêm phúc mạc, hoặc nhiễm trùng máu

- Điều trị kháng sinh liều cao và phối hợp 2-3 loại

- Nếu diễn tiến xấu hơn phải cắt tử cung bán phần

2.4. Viêm dây chằng và phần phụ

2.4.1. Nguyên nhân:

- Nhiễm khuẩn lan từ tử cung ra

- Nhiễm khuẩn lan từ vết rách cổ tử cung v.v...

Nhiễm khuẩn có thể lan tới giữa các lá dây chằng rộng, quanh âm đạo, trực tràng, vùng thắt lưng.

2.4.2. Triệu chứng:

- Xuất hiện muộn 8-10 ngày sau đẻ

- Sốt, mệt mỏi

- Tử cung co hồi chậm, sản dịch hôi

- Nắn thấy khối u rắn, đau, bờ không rõ

2,4.3. Điều trị:

- Tiến triển phụ thuộc điều trị: khỏi hoặc biến thành ổ mủ, viêm phúc mạc khu trú, viêm phúc mạc toàn thể.

- Kháng sinh phù hợp với kháng sinh đồ trong hai tuần hoặc cho đến khi chậu hông bình thường trở lại.

- Dẫn lưu túi mủ qua âm đạo

- Nếu nặng phải cắt tử cung bán phần và dẫn lưu

2.5. Viêm phúc mạc khu trú

2.5.1. Đường lan truyền

- Nhiễm khuẩn tử cung dây chằng, phần phụ - đáy chậu.

- Lan theo đường bạch hạch, hoặc trực tiếp đến mặt sau phúc mạc.

2.5.2 Triệu chứng:

- Thời gian xuất hiện 3-15 ngày sau đẻ, sau các hình thái khác.

- Sốt cao 39 -400C - rét run - mạch nhanh

- Nhiễm trùng, nhiễm độc nặng - sốt dao động

- Đau vùng hạ vị

- Tiểu buốt, tiểu rát, hội chứng giả lỵ

- Tử cung lớn, di động kém và đau, bị đẩy ra trước.

- Nắn thấy khối rắn (mềmmủ ) ở hố chậu

2.5.3. Điều trị:

Nội khoa: nằm nghỉ, kháng sinh liều cao

Ngoại khoa: Dẫn lưu mủ qua âm đạo

2.6. Viên phúc mạc toàn thể

2.6.1. Nguyên nhân

- Từ nhiễm trùng tử cung lan tỏa

- Trong mổ lấy thai nhiễm khuẩn ối

- Do các lỗi kỹ thuật trong mổ lấy thai (rách, sót gạc, đóng không kín cơ tử cung)

+ Vỡ tử cung, thủng tử cung ( do nạo)

2.6.2. Triệu chứng: Thường xuất hiện muộn

- Nếu viêm phúc mạc sau mổ các triệu chứng có sớm

- Sốt cao 39-400C - rét run

- Nhiễm độc nhiễm trùng nặng, hơi thở hôi, thở nhanh - nông

- Nôn - buồn nôn.

- Ỉa chảy, phân thối khắm

- Bụng chướng, cảm ứng phúc mạc

- Tử cung lớn, ấn đau

- Cổ tử cung hở, các túi càng đau

- Xét ngiệm: + Bạch cầu tăng - cấy sản dịch

+ Siêu âm; có dịch ổ bụng, nguyên nhân viêm phúc mạc.

2.6.3. Tiên lượng:

- Sẽ tốt nếu được chẩn đoán sớm, xử trí kịp thời

- Tiên lượng xấu nếu chẩn đoán muộn, hoặc viêm phúc mạc kèm nhiễm trùng máu.

- Thường phải cắt tử cung bán phần và để lại di chứng dính và tắc.

2.6.4. Điều trị:

+ Nâng cao thể trạng: bồi phụ nước, điện giải:

+ Kháng sinh liều cao, phối hợp kháng sinh

+ Cấy dịch ổ bụng, làm kháng sinh đồ

+ Cắt tử cung bán phần, lau ổ bụng, dẫn lưu (nếu viêm phúc mạc thứ phát )

2.6.5. Dự phòng

+ Mổ lấy thai phải vô khuẩn tốt, khu trú vùng mổ tốt

+ Đảm bảo kỹ thuật mổ - không để sót rau

+ Theo dõi chuyển dạ đề phòng vỡ tử cung

+ Phát hiện sớm thủng tử cung trong nạo phá thai

+ Đảm bảo vô khuẩn, không để sót rau khi đè đường dưới

+ Phát hiện và điều trị sớm từ các hình thái nhẹ

2.7. Nhiễm khuẩn máu

- Là hình thái nặng nhất

- Tỉ lệ tử vong cao, nhiều di chứng

2.7.1 Nguyên nhân:

- Sau đẻ có bóc rau nhân tạo

- Sau mổ đẻ thường hoặc mổ do vỡ tử cung

- Sau nạo phá thai to

2.7.2. Triệu chứng: ( Thể nặng)

- Triệu chứng nhiễm trùng nặng xuất hiện trong tuần đầu mổ đẻ và tuần thứ hai của đẻ thường.

- Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao - rét run - suy sụp nhanh

- Hội chứng thiếu máu: da xanh - hồng cầu và Hb giảm

- Hội chứng rối loạn nước, điện giải, nhiễm toan

- Có nhiễm khuẩn hậu sản: Tử cung go chậm, sản dịch có mủ và hôi

- Có thể xuất hiện các ổ ap- xe ở các cơ quan khác.

- Cấy máu: có thể có vi khuẩn gây bệnh (chủ yếu là tụ cầu)

2.7.3. Điều trị:

- Cách ly bệnh nhân

- Nâng cao thể trạng chống dị dạng hóa do nhiễm trùng

- Chống rối loạn nước, điện giải

- Kháng sinh phổ rộng, liều cao, phối hợp 2-3 loại, theo kháng sinh đồ

- Giải quyết ổ nhiễm trùng: cắt tử cung

2.7.4 Dự phòng

- Không để sót rau sau đẻ hay nạo thai

- Thực hiện tốt nguyên tắc vô khuẩn khử khuẩn trong khi khám bệnh, đỡ đẻ hay trong phẫu thuật, thủ thuật.

- Khi phá thai trên 5 tháng không nên để dụng cụ gây sẩy trong tử cung quá 12 giờ.

- Điều trị kháng sinh phải đủ liều, đủ ngày cho các trường hợp nhiễm khuẩn hậu sản. Cấy và làm kháng sinh đồ sản dịch, máu với những trường hợp bệnh nặng.

- Khi sót rau nhiễm khuẩn phải cho kháng sinh trước để bệnh nhân hết sốt mới nạo kiểm soát tử cung.

2.8. Viêm tắc tĩnh mạc: Hiếm gặp ở Việt Nam

Tỷ lệ tử vong cao, phụ nữ mang thai tỉ lệ mắc bệnh cao cấp 5 lần người thường, thời kỳ hậu sản cao gấp 3-5 so với khi mang thai.

2.8.1. Nguyên nhân:

Tam chứng Virchow - Thay đổi các thành phần máu

- Các thay đổi về tốc độ dòng máu

- Các thương tổn ở lớp nội mạc mạch máu

Ở người phụ nữ mang thai các thay đổi về thành phần máu gây tăng đông máu.

Thay đổi tốc độ dòng máu của thai phụ giảm ở những tuần cuối do vùng chậu hông bị chèn ép bởi khối thai, do sự giảm họat động của thai phụ khi mang thai, sau đẻ. Nằm nghỉ tại giường lâu gây gia tăng nguy cơ.

Các thay đổi do tổn thương ở nội mạc mạch máu do tăng huyết áp, phẫu thuật, nhiễm khuẩn tại chỗ hay nhiễm khuẩn máu. Có thể xảy ra sau mọi cuộc đẻ. Tắc mạch sau mổ đẻ cao hơn đẻ thường 5 lần.

2.8.2. Triệu chứng lâm sàng:

- Thường xảy ra vào tuần thứ 2 sau đẻ

- Sốt nhẹ 38- 3805C, mệt mỏi.

- Hay gặp ở chân: phù trắng, ấn đau, căng, nóng từ đùi trở xuống, cử động hạn chế (không nhấc được khỏi giường - đổi màu bàn chân).

Tuy vậy thuyên tắc tĩnh mạch sâu có khi hoàn toàn không có triệu chứng. Điều này hay gặp ở bệnh nhân nằm lâu ngày

Nếu có thuyên tắc phổi (viêm tắc động mạch phổi)

+ Đột ngột khó thở (80- 90% số cas )

+ Đau tức ngực Tam chứng cổ điển

+ Khạc ra máu

- Ngất có thể xảy ra là một dấu hiệu nhồi máu rộng.

Các dấu hiệu lâm sàng thường thay đổi, ít đặc hiệu nên chẩn đoán thường khó khăn (sai ( 50%). Do đó khi có nghi ngờ cần làm ngay các xét nghiệm.

+ Đếm tiểu cầu

+ Thời gian Quick Trong xét nghiệm chức năng đông máu

+ Thời gian đông máu

- Siêu âm Doppler để xác định chẩn đoán khi có nghi ngờ

- Chụp tĩnh mạch khi siêu âm Doppler nghi ngờ

Nếu được: + Do nồng độ D - Dimère là sản phảm thoái giáng của Fibrinne nếu kết quả < 0,5mcg thì loại trừ. Tuy nhiên nó cũng không phải đặc hiệu để chẩn đoán dương tính ( Đắt tiền ít phổ biến).

+ Do đồng vị: Tiêm Fibrinogen gắn I-125 sau khi chặn tuyến giáp với Natriiođua (iodurnatri). Phương pháp này không được áp dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

2.8.3 Điều trị:

Mục tiêu là ngăn ngừa sự lan rộng và sự hình thành huyết khối

- Bất động chân ở 3 tuần sau khi hết sốt

- Kháng sinh

- Trước đây người ta dùng héparin 40.000đ/ngày cho tới khi lui bệnh. Theo dõi sát nồng độ héparin huyết tương, tiểu cầu và chức năng đông máu. Ngày nay người ta dùng Fraxiparin (một loại heparin trọng lượng phân tử thấp), liều 0,1ml/10kg - tiêm dưới da ngày 2 lần.

2.8.4. Dự phòng:

- Giảm bớt thời gian ít vận động của thai phụ và sản phụ

- Dùng Dextran 40 truyền 0,5 l trước mổ - còn lại 0,5 l vào 48 giờ sau đẻ hoặc sau mổ.

2.9. Sốc nhiễm khuẩn

- Sốc nhiễm khuẩn là biến chứng nặng, thường gặp sau nhiễm khuẩn hậu sản. Đây là một sự suy sụp tuần hoàn do nội độc tố của vi khuẩn:

Tỷ lệ tử vong cao tới 60% - 75%

2.9.1. Mầm bệnh:

- Nhiều loại vi sinh vật có thể gây ra sốc nhiễm khuẩn.

+ Các loại vi khuẩn Gram dương: Tụ cầu vàng, liên cầu tan máu; clostridium

+ Các loại vi khuẩn Gram âm: E.coli - Pseudomonas pyocyanea

2.9.2. Sinh lý bệnh:

Các vi khuẩn giải phóng ra các polysaccarid, các protein ngoại lai, các độc tố nội và ngoại độc tố, kích thích hệ miễn dịch làm giải phóng serotonin, histamin, các ki-nin huyết tương, đưa đến các hiện tượng:

- Thiếu máu tạng: sự co thắt các mạnh máu ban đầu nhằm đảm bảo lưu lượng tuần hoàn, sau đó là đông máu rải rác trong lòng mạch.

- Cung lượng tim giảm: lúc đầu do dãn mạch ngoại biên; sau đó cơ tim bị ức chế do nội độc tố...

- Tổn thương não: thiếu oxy, co mạch tăng làm cho bệnh nhân hoảng hốt, rối loạn ý thức.

- Tổn thương phổi: Do tưới máu thấp; tổn thương mao mạch sẽ đưa đến phổi sốc

- Gan và lách: Nội độc tố ức chế tế bào Kupffer của hệ liên võng

- Thận: Do thận được tưới máu thấp nên đưa đến suy thận, hậu quả là toan huyết và thiếu oxy nặng hơn.

2.9.3. Triệu chứng:

- Đột ngột sốt cao 40-410C là dấu hiệu quan trọng

- Nhịp thở nhanh, hổn hển

- Da xanh tái, môi tím hoặc nổi vân tím (rối loạn vận mạch) là một dấu hiệu nặng

- Huyết áp hạ và kẹt; khi huyết áp cải thiện là dấu hiệu tiên lượng tốt.

- Đau bụng lan tỏa, có khi đau vùng thắt lưng

- Nôn và ỉa lỏng.

- Thần kinh: mơ màng, vùng vẫy, ảo giác hoặc ly bì làm cho thăm khám khó và dễ nhầm.

Những điều cần quan tâm trong sốc nhiễm trùng của sản khoa.

+ Đẻ có kết hợp với các thủ thuật?

+ Tình trạng ra máu âm đạo: Máu hay mủ - có hôi hay không?

+ Tử cung có lớn không - Di động đau?

+ Phần phụ nề? Túi cùng đau?

+ Cảm ứng phúc mạc sẽ thấy khi bị nhiễm khuẩn lan đến thanh mạc.

+ Cần làm các xét nghiệm sau: Cấy máu và kháng sinh đồ. Công thức máu (bạch cầu tăng). HCT;VS -urê, Creatinin máu - Điện giải đồ, dự trữ kiêm chức năng đông máu. Nước tiểu protein, máu?

2.9.4. Điều trị:

Mục đích là chống nhiễm khuẩn, chống trụy tim mạch và các biến chứng.

Muốn vậy cần phát hiện các triệu chứng sớm của sốc nhiễm trùng

- Giai đoạn sớm: Giai đoạn đầu phản ứng của cơ thể là sốt, giãn mạch cục bộ nhằm tăng cường tưới máu vùng tổn thương. Do giãn mạch nên sức sản ngoại vi giảm, nên nhịp tim có cao hơn, đái nhiều hơn, bệnh nhân vẫn ấm, tỉnh táo nhưng đã có dấu hiệu hốt hoảng.

- Giai đoạn muộn: xảy ra đột ngột, bệnh nhân hôn mê, co mạch và huyết áp khó đo. Xét nghiệm có đông máu rải rác trong lòng mạch (CIVD).

Như vậy, phát hiện và điều trị sớm là vấn đề quyết định của sự thành công. Người bệnh phải được điều trị tại một đơn vị hồi sức.

- Điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ là lý tưởng. Trong khi chờ đợi kháng sinh đồ nên dùng kháng sinh phổ rộng, liều cao và phối hợp kháng sinh (có khi dùng tới 3 loại kháng sinh). Để chống lại các vi khuẩn kỵ khí thường dùng Metronidazole 500mg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ. Do nguy cơ suy thận trong sốc nhiễm trùng, phải thận trọng khi chọn kháng sinh, hạn chế những kháng sinh độc cho thận.

Loại bỏ ổ nhiễm khuẩn: Nếu có nạo bỏ các tố chức nhau sót trong buồng tử cung sau khi hết choáng và sau khi đã dùng kháng sinh đủ mạnh chống vi khuẩn lan tỏa vào máu. Thông thường với nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn nên phải triệt để là cắt tử cung bán phần để loại bỏ ổ nhiễm khuẩn.

- Đồng thời với 2 biện pháp trên chúng ta phải tích cực hồi sức chống sốc cho bệnh nhân như: bồi phục nước, điện giải. Khôi phục chức năng tuần hoàn đã bị suy giảm trong sốc. Người ta thường truyền các loại dịch, huyết tương hoặc máu, hoặc dextran nhằm duy trì HCT ( 30% (cũng có thể sử dụng các cathecholamin ) để cải thiện hoạt động co bóp tim, giảm co thắt mạch ngoại vi.

Hô hấp cũng là 1 khâu quan trọng trong điều trị sốc, việc cho thở ôxy qua một ống nôiü khí quản làm giảm hậu quả suy phổi sau này. Đồng thời cũng làm giảm co mạch và ứ đọng máu ngoại biên.

Cần chú ý rằng chỉ nên dùng cathecholamin (các amin giao cảm) sau khi đã khôi phục khối lượng tuần hoàn qua việc theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm (Central Venous Pressure - CVP)

Sau khi bệnh nhân thoát khỏi tình trạng choáng vẫn cần phải chăm sóc và điều trị tích cực tránh choáng có thể tái phát và các biến chứng có thể xảy ra.

3. DỰ PHÒNG

Muốn hạn chế các nhiễm khuẩn hậu sản cũng như các biến chứng của nó, cần làm tốt những việc sau:

- Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở nhất là các nhà hộ sinh -Nâng cao kiến thức chuyên môn, ý thức vô khuẩn cho nữ hộ sinh

- Đảm bảo điều kiện vô khuẩn khi đỡ đẻ, khi tiến hành các thủ thuật phẫu thuật, khi thăm khám.

- Xử trí tốt các tổn thương sinh dục khi đẻ.

- Phát hiện sớm, điều trị tích cực các nhiễm khuẩn hậu sản. Xử trí tốt các trường hợp sản phụ bị nhiễm khuẩn đường sinh dục trước đẻ.

- Vận động phụ nữ có thai khi sinh đẻ nên đến trạm y tế, nhà hộ sinh để được chăm sóc đúng chuyên môn, hạn chế đếïn mức thấp nhất các biến chứng có thể xảy ra.

___________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com