16 tháng 4, 2011

RỐI LOẠN TÂM THẦN THỜI KỲ THAI SẢN VÀ HẬU SẢN

I. ĐẠI CƯƠNG:

- Các hiện tượng thay đổi tâm, sinh lý trong thời kỳ có thai và sau đẻ là một quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa phức tạp diễn ra ở cơ thể người mẹ, ở đa số phụ nữ các diễn biến kể trên là một quá trình kế tiếp liên tục, thích ứng dần dần không có những phản ứng nặng nề về cơ thể và tâm lý. Một số nhỏ khác những thay đổi này có thể quá ngưỡng nên đã xuất hiện một số biểu hiện bệnh lý về tâm thần ở các mức độ khác nhau, họ cần có sư can thiệp kịp thời của y tế bởi ở giai đoạn này ngoài việc ảnh hưởng trưc tiếp đến sức khỏe của người mẹ còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tâm thần của đứa con này.

- Bệnh loạn thần thời kỳ thai sản và hậu sản đã được biết từ thời thượng cổ. Trước đây Hypocrate gọi là “Bệnh loạn thần của bà đẻ”. Câu này được đặt trong ngoặc kép muốn nói bệnh tâm thần thời kỳ này rất cấp tính, biểu hiện lâm sàng đa dạng, ông đã đặt vấn đề chính thai nghén làm bùng nổ những rối loạn tâm thần này, về sau cùng với sự phát triển của khoa học và y học họ thấy có một số yếu tố liên quan trực tiếp đến rối loạn tâm thần thời kỳ này là: Nhiễm trùng, nhiễm độc, can thiệp sản khoa, yếu tố tâm lý xã hội.

- Đặc tính bệnh học đặc thù của rối loạn tâm thần của thời kỳ thai sảnvaf hậu sản còn đang được tranh luận ở nhiều nước. Nhiều tác giả với những ý kiến riêng của mình đã xếp bệnh này dưới những tên gọi khác nhau.

Theo DSM III gọi là rối loạn tâm thần liên quan đến thời kỳ thai sản và hậu sản.

Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICDX) ghi mã F53 với tên gọi: Các rối loạn hành vi và tâm thần kết hợp với thời kỳ sinh đẻ.

Rõ ràng đa số tác giả đã công nhận rối loạn tâm thần và thai nghén ở giai đoạn này chỉ là quan hệ liên quan chứ không phải quan hệ nhân quả. Sự liên quan đó phụ thuộc vào từng cá thể, đời sống văn hóa, ý thức hệ, cảm xúc của bà mẹ đối với lần sinh.

II. NHỮNG NHÂN TỐ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN RỐI LOẠN TÂM THẦN THỜI KỲ CÓ THAI VÀ HẬU SẢN:

1. Yếu tố tâm lý xã hội không thuận lợi bao gồm:

- Cuộc sống nhiều khó khăn về vật chất vì việc làm và mang thai.

- Người mẹ sống độc thân

- Mang thai ngoài ý muốn

- Thiếu thốn sự nâng đỡ của gia đình, cộng đồng, quan điểm sinh con trai, con gái v.v…

2. Yếu tố sinh học:

Ở thời kỳ có thai, trong cơ thể người mẹ chỉ số của các nội tiết tố tăng từng ngày, ngoài các hormon do rau thai tiết ra như H.C.G, Estrogen, Progestegon, đồng thời cũng tăng bài tiết một số hormon như hormon tuyến yên, tuyến giáp, cận giáp và hormon buồng trứng.

- Tuyến yên: Trong thời kỳ có thai tuyến yên của người mẹ to gấp rưỡi so với bình thường và tăng bài tiết A.C.T.H, T.S.H.

- Aldostérol: Được bài tiết tăng cao nhất ở tháng cuối, cùng với Estrogen.

- Tuyến giáp ở người có thai to gấp rưỡi người bình thường và tăng bài tiết T3, T4.

Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới nhằm xem xét việc thay đổi nội tiết nhanh và ồ ạt ở giai đoạn mang thai và hậu sản có phải là nguyên nhân rối loạn tâm thần hay không nhưng chưa có công trình nào đưa ra kết luận chắc chắn và vấn đề này còn đang được tiếp tục nghiên cứu.

III. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG RỐI LOẠN TÂM THẦN THỜI KỲ CÓ THAI:

A. Các rối loạn mang tính chất tâm căn:

1. Nôn và buồn nôn gặp ở 50% phụ nữ có thai 3 tháng đầu, một số khác hay gặp là tăng tiết nước bọt, cảm giác buồn nôn, có khi lại ăn nhiều.

2. Lo âu nhẹ, chóng mặt, co thắt tức ngực, trống ngực, sợ chết khi đẻ, sợ con bị bệnh tật, v.v… các biểu hiện này có thể nhất thời hay kéo dài, nhưng nói chung là giảm từ tháng thứ tư rồi có thể lại tái xuất hiện trạng thái lo âu trước khi đẻ.

3. Tăng huyết áp thai nghén:

Do tăng bài tiết hormon Aldostérol và Estrgen, lưu lượng máu tăng 30% trong những tháng cuối của thời kỳ mang thai, lượng máu tăng từ một đến hai lít trước khi đẻ nên huyết áp của người mẹ tăng hơn lúc bình thường. Điều trị tăng huyết áp ở giai đoạn này ngoài chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, sự nâng đỡ điều trị tâm lý là vô cùng quan trọng.

B. Các rối loạn mang tính chất loạn thần:

- Nói chung rất hiếm gặp các bệnh loạn thần ở thời kỳ mang thai, ngay cả ở một người có tiền sử loạn thần thì bệnh cũng ít tái phát ở thời kỳ có thai. Các tác giả cho rằng thai sản ở đây giữ vai trò “Bảo vệ” đối với trạng thái loạn thần, ví dụ:

Bệnh nhân đang điều trị ngoại trú loạn thần thì ở giai đoạn mang thai có thể giảm đến mức độ đa liều an thần kinh mà bệnh vẫn không thể tái phát. Người ta cũng nhận thấy rất ít bệnh tâm thần phân liệt xuất hiện ở thời kỳ này.

- Có thể gặp biểu hiện trầm cảm nhẹ trong thời kỳ có thai ở phụ nữ trẻ, sống trong môi trường không thuận lợi có nhiều khó khăn về kinh tế, hoàn cảnh gia đình, nếp sống văn hóa v.v… Ngược lại cơn hưng cảm rất hiếm gặp.

C.Thái độ xử trí các triệu chứng trên đối với bà mẹ trong thời gian mang thai.

1. Với trạng thái trầm cảm và lo âu nhẹ.

Dùng liệu pháp tâm lý là chủ yếu, người làm liệu pháp chủ yếu, người làm liệu pháp tâm lý phải giải thích, yêu cầu bệnh nhân nói thành lời những sự việc có liên quan đến xung đọt trong gia đình, những khó khăn liên quan đến thai nghén và sinh đẻ, tùy từng trường hợp dùng liệu pháp tâm lý khác nhau phù hợp với sở trường của thầy thuốc, trình độ văn hóa, nhận thức của người mẹ.

2. Liệu pháp cơ thể và thư giãn do cán bộ chuyên khoa phụ trách, hướng dẫn kỹ thuật tập cho các bà mẹ quá trẻ, cho các bà mẹ trước đây đã có triệu chứng tâm căn hay loạn thần và các bà mẹ có nhiều khó khăn về tình cảm và cuộc sống.

3. Sự kê thuốc an thần kinh ở bệnh nhân có thai phải tuân theo qui định chặt chẽ.

- 3 tháng đầu tránh dùng các thuốc chống trầm cảm, giải lo âu, nếu phải dùng thuốc thì chọn loại có thời gian bán hủy ngắn.

- Chọn các loại điều trị đơn không nên phối hợp nhiều loại thuốc.

- Chọn loại thuốc mà thầy thuốc đã quen dùng và có nhiều kinh nghiệm về loại này.

- Giảm liều thuốc trước khi đẻ và phải thông báo cho gia đình và bệnh viện đề phòng trường hợp suy hô hấp của thai nhi khi lọt lòng mẹ.

- Không dùng lithium trong thời kỳ có thai.

- Không sử dụng sốc điện kể cả sốc điện có gây mê.

IV. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG RỐI LOẠN TÂM THẦN THỜI KỲ SAU ĐẺ (HẬU SẢN)

A, Các rối loạn tâm thần sớm sau đẻ.

1. Trầm cảm không điển hình (Post – Partum Blues)

Trầm cảm thường xảy ra vào ngày thứ ba.

Đó là sự dịch chuyển từ hứng khởi sang buồn bã và sợ hãi có liên quan đến khả năng nuôi con, lo lắng về sự hoàn thiện và an toàn của con. Có thể xuất hiện cơn chảy nước mắt khong giải thích được, nguyên nhân của hội chứng này được giải thích do sự thay đỏi nội tiết xảy ra nhanh sau đẻ và sự biến đổi tâm lý làm cho bà mẹ quá lo lắng, quá quan tâm để ý đến con, luôn nhạy cảm với nhu cầu được chăm sóc, ăn uống, bế bồng của con thí dụ: Thấy con cưa hơi mạnh, hay dướn người, hơi khóc là đã lo lắng sợ con bị đói, bị lạnh hoặc bị bệnh gì đó mà mình chưa biết.

Hội chứng này có thể tự mất đi sau vài ngày, nó phụ thuộc vào sự quan tâm căm sóc nâng đỡ về mặt tình cảm của những người xung quanh đối với bà mẹ.

- Trạng thái này thường nhẹ và lành tính. Điều chủ yếu là bà mẹ phải được chăm sóc và hướng dẫn, giải thích để có kiến thức chăm sóc và nuôi con ngay từ những tháng cuối của thời kỳ mang thai và tiếp tục được được cán bộ y tế thao dõi hướng dẫn chăm sóc nuôi con sau khi sinh.

2. Trầm cảm điển hình:

Các triệu chứng nói chung tiến triển không rầm rộ nên một số tác giả cho rằng về mặt dịch tẽ học khó đánh giá đúng mức, một số tài liệu nêu ra gặp từ 10 đến 20% các trường hợp sau đẻ từ 9 đến 15 tháng.

Biểu hiện lâm sàng: Dễ nổi cáu, cảm xúc dễ bị thay đổi, biểu hiện suy nhược cơn chảy nước mắt, luôn luôn xuất hiện cảm giác bất lực, qua lo lắng về cách cho con ăn, cách giữ vệ sinh, cách dạy dỗ, cho ăn cầu kỳ tỉ mỉ v.v… Có một số yếu tố thúc đẩy hội chứng này là người mẹ còn trẻ 20 tuổi hoặc trên 30 tuổi hoặc bản thân người mẹ có sự thiếu hụt tình cảm hoặc là nạn nhân của sự đối xử tàn tệ trong thời kỳ thơ ấu.

B. Các rối loạn tâm thần nặng xuất hiện muộn hơn sau đẻ.

Đó là những biểu hiện cấp, mang tính chất bẹnh lý rõ ràng chiếm tỷ lệ từ 1-2% số lần đẻ. 1/3 trong số những bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm thần loại này có biểu hiện loạn thần trước đó.

Các biểu hiện lâm sàng hay gặp là:

1. Loạn thần với hoang tưởng lú lẫn và mê mộng.

- Trạng thái này khởi đầu đột ngột, rõ nhất ở tuần lễ thứ hai, triệu chứng biểu hiện đa dạng, lo âu kích động, cơn chảy nước mắt, có khi hung hãn tấn công, có khi lại nằm mệt lử, lú lẫn, tri giác sai về không gian và thời gian và có khi lại mê mộng lo sợ.

- Biểu hiện hoang tưởng, tập trung vào con như: Phủ định sự sinh nở, phủ định đời sống của tẻ, sợ trẻ bị đói, bị chết, phủ định vai trò của người cha cho rằng trẻ sinh ra không cần cha.

- Hoang tưởng tập trung vào người mẹ như cảm thấy mình bị đe dọa, bị bắt auoocj uống thuốc độc, thuốc ngủ, lo sợ các điều xấu sẽ đến. Trạng thái lo sợ dai dẳng và nặng nề có thể dẫn đến tự sát hoặc giết con.

Trạng thái này nói chung tiến triển thuận lợi nếu được điều trị đúng và kịp thời nhưng dễ tái phát sau thời gian ngắn.

2. Hưng cảm điển hình sau đẻ

Kởi đầu ồ ạt, sớm trong vòng hai tuần đầu sau đẻ, có thể kích động mất định hướng nặng, xuất hiện ý tưởng hoang tưởng đầy quyền lực thực hiện sứ mệnh của thượng đế có thể pha vào chút ít màu sắc bị truy hại hoặc có xung động thỏa dục.

3. Cơn trầm cảm nặng sau đẻ:

Nói chung các cơn khởi đầu cấp diễn sau khi đẻ hai tuần hoặc trong khoảng ba tháng đầu sau đẻ.

Cơn trầm cảm thường kèm thao lú lẫn bối rối lo âu, khí sắc dao động cảm giác bất lực, cảm giác bị tội.

4. Trạng thái giống phân liệt:

Là trạng thái loạn thần mà đặc điểm nổi bật là tính thiếu hòa hợp.

- Hoặc khởi đầu đột ngột với các kích động, nhiều hoang tưởng, thiếu hòa hợp, mất tiếp xúc với thực tại.

- Hoặc khởi đầu từ từ cảm xúc và tác phong dị kỳ, tự kỷ, không quan tâm đến con.

Trạng thái này thường gặp ở người trong tiền sử có nét nhân cách cứng nhắc hoặc nhân cách dạng phân liệt, phải theo dõi lâu dài mới có thể chẩn đoán được chính xác. Có thể đó là cơn đầu tiên của bệnh loạn thần cu kỳ hưng trầm cảm (PMD), có thể đó là đường vào của cơ thể phân liệt.

Trạng thái này có nhiều nguy cơ tái phát ở lần đẻ sau.

C. Điều trị rối loạn tâm thần sau đẻ:

Tùy theo triệu chứng lâm sàng của từng trường hợp cụ thể để quyết định điều trị cho bệnh nhân:

1- Dùng thuốc an thần kinh thích hợp thường là loại an dịu.

2- Sốc điện tốt cho loại trầm cảm nặng, mê mộng.

3- Chọn thời điểm thích hợp để cho mẹ gần con và chăm sóc con, phải có cán bộ y tế theo dõi, giúp đỡ thường xuyên.

________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com